Các quan niệm sai lầm khi học tiếng Anh.
1. Sai lộ trình.
- Học đứt quãng với các giáo trình khác nhau.
- Học thiên quá về ngữ pháp.
- Học nói nhưng không tăng cường đọc hiểu nên nói giao tiếp được nhưng không đạt trình độ học thuật.
(Tiếng Anh có 2 dạng: tiếng Anh dùng trong giao tiếp cơ bản hàng ngày và Tiếng Anh học thuật dùng trong kinh doanh và giáo dục)
- Không xác định đúng mức độ tiếng Anh của mình, chọn chương trình quá cao hoặc quá dễ. Khó quá sẽ nản, dễ quá sẽ mất thời gian
- Không đánh giá đúng vai trò của kỹ năng nghe và đọc.
Ví dụ 1, chúng ta xem phim trung quốc cả 1 bộ nhưng không có nghĩa chúng ta nói và hiểu được tiếng Trung. Đó là do chúng ta chỉ có nghe cho có, không phải nghe chú tâm để học.
Ví dụ 2, chúng ta đọc truyện Tiếng Việt nhiều nhưng không có nghĩa chúng ta viết hay như nhà văn. Đó là do chúng ta đọc cho vui, không phải đọc để học cách dùng từ và phát triển ý.
2. Thiếu sự ôn tập
- Chỉ học khi gặp giáo viên
- chỉ làm bài tập về nhà 1 tiếng trước khi đi học
- Không coi lại nội dung đã học.
- Không thực hành.
3. Thiếu sự tập trung và yêu thích
- Không biết học tiếng Anh để làm gì
- Học để đối phó môn trên trường, giải đúng đề cô cho trên trường là được.
- Tiếng Anh là môn học thuộc lòng, nếu không yêu thích thì không cách nào nhớ được. Lượng từ của tiếng Anh lên đến cả mấy trăm ngàn, chưa kể các điểm ngữ pháp, các thành ngữ, từ đa nghĩa...
Cách phát triển bản thân với môn Tiếng Anh.
1. Xác định mục tiêu vì sao bạn học tiếng Anh.
- Muốn được giao tiếp với người nước ngoài
- Muốn đi du học
- Muốn săn học bổng + giảm học phí
- Muốn du lịch vòng quanh thế giới
- Muốn làm công ty nước ngoài và đi công tác nước ngoài
- Muốn xem phim, nghe nhạc bằng Tiếng Anh
- Muốn bản thân hội nhập quốc tế
- Yêu thích ngôn ngữ
2. Xác định lộ trình học
Lớp 1 - Lớp 3: học từ vựng và giao tiếp cơ bản + đọc được các cuốn truyện tranh tiếng Anh đơn giản
Lớp 4: đạt mức starters và movers
Lớp 5: đạt mức Flyers
Lớp 6+ 7: đạt mức Ket
Lớp 8+9: đạt mức Pet
Lớp 10+ 11: Luyện FCE và Ielts
Lớp 12: Thi Ielts đạt mục tiêu tối thiểu 6.5
3. Lên kế hoạch học từng ngày, mỗi ngày phải dành 30p
Thứ 2: học từ vựng về 1 chủ đề, ôn từ vựng cũ và chơi game về từ vựng
Thứ 3: tập nói: Nói thuyết trình về 1 chủ đề, mô tả bức tranh, trả lời câu hỏi
Thứ 4: làm 1 bài đọc hiểu ở mức độ phù hợp
Thứ 5: Tập phát âm qua các video giáo viên cho
Thứ 6: Làm bài tập ngữ pháp
Thứ 7: Viết 1 bài viết về 1 chủ đề
Chủ Nhật: Giải 1 đề Cambirdge ( 1 tiếng rưỡi)
Kỹ năng cần có: Tra từ điển, các app từ vựng hoặc trò chơi tiếng Anh, xem các kênh tiếng Anh cho thiếu nhi
Bố mẹ muốn kiểm tra có thể yêu cầu bé làm 1 sổ nhật ký, ghi lại hôm nay bé đã học được cái gì
4. Hiểu rõ vai trò của giáo viên
- Giáo viên giúp xác định lộ trình, chuẩn bị nội dung học phù hợp đúng trình độ học sinh
- Giáo viên giúp sửa lỗi sai trong phát âm, ngữ pháp, đọc hiểu, viết và diễn đạt. Giáo viên giúp bé phát âm đúng nhưng để có giọng đọc hay bé cần nghe và bắt chước tập nói tại nhà thêm.
- Suy nghĩ "Chỉ học được khi có giáo viên" sẽ hạn chế "ý thức tự học" của bé. Tạo một thói quen xấu "bắt chước những gì người ta nói" mà thiếu sự "sáng tạo", "tư duy".
- Trường hợp các bé tự tin nói tiếng Anh phẩn lớn là do được thực hành hàng ngày thêm với bố mẹ là giáo viên Tiếng Anh, bố mẹ từng đi du hoc, học trường quốc tế, học tiếng Anh online với người nước ngoài. Nếu chỉ học tiếng Anh với 3 tiếng 1 tuần trên trường và lớp học thêm mà không ôn tập tại nhà thì tốc độ tiến bộ của bé vẫn vô cùng chậm.
- Thời gian 90 phút trên lớp được phân chia cho việc đọc bài mới, chép từ vựng, giáo viên giảng, các bạn tập nói, thực hành nghe. Để tăng thời gian tập nói/nghe trên lớp, giáo viên sẽ để phần đọc hiểu, phần viết từ, phần chép bài học về nhà. Nếu bé về nhà "quên" làm bài hoặc chép bài, khi đến lớp sẽ phải ngồi làm bù, mất đi đáng kể thời gian thực hành nghe/nói.
5. Chấp nhận từ bỏ
- Có nhiều bé lúc đầu cảm thấy học tiếng Anh vui và mới mẻ, nhưng khi lớn tại thích Vẽ, thích môn Lý, Hóa, Sinh. Lúc này thời gian dành cho Tiếng Anh bị giảm. Vậy thì mục tiêu nên xác định lại là chỉ cần đạt mức cơ bản, không chuyên sâu, không đòi hỏi phải giỏi như những bạn yêu thích ngôn ngữ.
- Có bạn lấy lý do bài trên trường nhiều, không có thời gian dành 30p cho tiếng Anh. Vậy cần chấp nhận tốc độ tiến bộ của mình không thể đạt như những bạn thường xuyên tập luyện được.
- Có bạn lấy lý do "Có được nói chuyện với người nước ngoài đâu?", "ghét người nước ngoài lắm", "học tập trung tiếng Anh rồi mấy môn kia học yếu thì sao", "con không định đi du học", "thui để lên đại học rồi dồn sức học",.. Cái này là vấn đề về tư duy. Nếu suy nghĩ vậy thì sẽ không có động lực để kiên trì.
- Có bạn học theo phong trào. Thấy mọi người học Ielts thì học theo. Thấy mọi người thi Cambridge thì đi theo. Tiếng Anh không phải dùng để thi, học Tiếng Anh để sử dụng. Nếu sử dụng nhuần nhuyễn thì thi cấp độ nào cũng sẽ đạt kết quả cao. Học Tiếng Anh không phải học mẹo để làm bài điểm cao, không phải học thuộc vài từ là có thể cái gì đọc cũng hiểu. Không có cái nền thì học hoài cũng chỉ "đủ dùng" chứ không thể "giỏi".
Một vài bài báo hay về Cách học tiếng Anh
Comments
Post a Comment